Dưới thời Gia Long (1802 - 1820), vùng đất Thốt Nốt được thành lập. Lúc bấy giờ làng Thới Thuận, Thốt Nốt là một phần đất thuộc huyện Vĩnh Định, trấn Vĩnh Thanh (An Giang ngày nay). Qua thời Minh Mạng (1820 - 1841) có thêm làng Tân Thuận Đông và Vĩnh Trinh. Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn thành lập tỉnh An Giang (Nam Kỳ Lục tỉnh). Năm 1852, thôn Thới Thuận, Thốt Nốt thuộc Tây Xuyên huyện (An Giang).
Dưới thời Gia Long (1802 - 1820), vùng đất Thốt Nốt được thành lập. Lúc bấy giờ làng Thới Thuận, Thốt Nốt là một phần đất thuộc huyện Vĩnh Định, trấn Vĩnh Thanh (An Giang ngày nay). Qua thời Minh Mạng (1820 - 1841) có thêm làng Tân Thuận Đông và Vĩnh Trinh. Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn thành lập tỉnh An Giang (Nam Kỳ Lục tỉnh). Năm 1852, thôn Thới Thuận, Thốt Nốt thuộc Tây Xuyên huyện (An Giang).
Thới Thuận tập trung chủ yếu là người Kinh và một số người Khmer, người Hoa. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, được thể hiện qua các lễ hội dân gian. Song, người dân Thới Thuận vừa kế thừa văn hoá truyền thống của dân tộc kinh, Khmer, Hoa và tiếp thu văn hoá với các khu vực, vùng phụ cận khác nhưng vẫn giữ được nét văn hóa đặc sắc riêng.
Đối với người Kinh thì Lễ hội cúng đình cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian. Thới Thuận có một ngôi đình được xây dựng vào năm 1852 tại ngã ba Rạch Chanh (ấp Thới Bình). Tháng 10, ngày 19 năm Nhâm Tỵ (1852) Vua Tự Đức phong sắc thần “Thành Hoàng Bổn Cảnh” để tưởng nhớ những người có công giữ nước, là nơi để nhân dân đến cúng bái tổ tiên, cầu “Quốc thái dân an”, sinh hoạt lễ hội văn hoá cộng đồng.
Copyright © 2019